05

Th 04

Nên uống nước tinh khiết, nước khoáng hay nước đun sôi để nguội?

Nên uống nước tinh khiết, nước khoáng hay nước đun sôi để nguội?

  • Cleanwatersolutions
  • 0 bình luận

Theo TS. Hoàng Kim Thanh, Giám đốc trung tâm truyền thông và giáo dục dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng (Bộ Y tế), việc chỉ chủ yếu sử dụng nước tinh khiết có thể dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, trong khi sử dụng nước khoáng có hàm lượng chất rắn cao lại có thể gây thừa khoáng chất - điều nguy hại với cơ thể hơn khi bị thiếu khoáng chất. Vậy chúng ta nên uống nước gì?

PV : Thưa bà, ngày hè đến gần, nhu cầu nước uống, sinh hoạt gia tăng trong khi rất nhiều nguồn nước hiện nay bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm....

TS. Hoàng Kim Thanh: Đúng vậy. Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống , chiếm khỏang 1/2  trọng lượng cơ thể người trưởng thành, với trẻ nhỏ nước chiếm tỉ lệ cao hơn. Nước có vai trò giúp tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể; thải trừ các chất độc hại. Nước giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ và là chất nhờn giúp các khớp hoạt động... Con người có thể nhịn ăn 7 tuần nhưng khó mà sống được 7 ngày khi không có nước!

Nước có vai trò giúp tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể; thải trừ các chất độc hại. Bạn nên uống nước giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ và là chất nhờn giúp các khớp hoạt động...Để đảm bảo sức khỏe tốt, bạn nên uống nước để được bổ sung vào cơ thể, chúng ta nên uống nước hàng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu, bay hơi, đường thở, qua phân..

NƯỚC MÁY ĐUN SÔI TỐT HƠN NƯỚC TINH KHIẾT

Để đáp ứng nhu cầu về nước của cơ thể, hàng ngày chúng ta nên uống nước nhưng theo bà nên uống nước loại nào cho an toàn với sức khoẻ ?

Tôi cho rằng nên uống nước máy đun sôi tốt hơn nước tinh khiết. Nước tinh khiết là nước không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không mùi vị, trong suốt. Nước tinh khiết trên thị trường chỉ đảm bảo về mặt vệ sinh chứ không tốt về mặt sức khoẻ, đặc biệt là dùng lâu dài . Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nước uống tinh khiết đang có bán nhiều trên thị trường chỉ là nước được lọc nhiều lần, do vậy chỉ đảm bảo về mặt vệ sinh chứ không tốt cho sức khoẻ, người dân trong sinh hoạt hàng ngày không nên quá lạm dụng nước tinh khiết bởi loại nước này nếu đã được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, thì hầu như không còn khoáng chất. Hơn nữa, những loại nước “tinh khiết” do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, thì yếu tố vệ sinh thường không đảm bảo. 

SỬ DỤNG NƯỚC KHOÁNG ĐÚNG CÁCH - ĐÚNG LOẠI

Vậy chúng ta nên uống nước khoáng sẽ tốt?

Không hẳn như vậy. Theo quy định, nước khoáng không được đóng vào bình to, bởi sử dụng lâu hết nước khoáng sẽ biến chất, không có lợi cho sức khoẻ. Mỗi loại nước khoáng cũng chỉ cung cấp một số loại chất khoáng nhất định chứ không phải toàn bộ các chất khoáng mà cơ thể cần. Vì thế sử dụng nước khoáng lâu ngày cũng không tốt, thậm chí một số trường hợp nhất định còn nguy hiểm (thừa chất khoáng này nhưng lại thiếu chất khoáng khác).

Về nguyên tắc, nước khoáng chủ yếu được dùng cho những người thiếu khoáng chất. Khi đó phải căn cứ vào từng bệnh cụ thể, để chỉ định dùng các loại khoáng chất khác nhau. Khi cơ thể mất nhiều nước tuyệt đối không nên uống nước khoáng vì nước này có những khoáng chất mà thận của trẻ sẽ không xử lý được. Uống nước khoáng trong một thời gian dài hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển nếu chỉ uống một loại chất khoáng lâu ngày sẽ chỉ được cung cấp một số chất , thiếu những chất khác, sẽ cản trở sự phát triển của trẻ . Đặc biệt không nên lấy nước khoáng để pha sữa cho vì có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian gây nguy hiểm.  

Như vậy, việc dùng nước chứa quá nhiều khoáng chất có thể gây hại sức khỏe ?

Đúng vậy. Quyết định 1626 ban hành năm 1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về nước khoáng thiên nhiên đóng chai không giới hạn về hàm lượng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) tối đa và tối thiểu. Điều này dẫn đến hiện tượng sản phẩm có hàm lượng khoáng quá cao không được cảnh báo, không có hướng dẫn cụ thể trên nhãn cho người tiêu dùng.

Hiện tại, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh, nhưng căn cứ quy định về hàm lượng TDS trong nước uống (không quá 1.000 mg/lít), có thể hiểu rằng:  Những sản phẩm với hàm lượng DTS dưới 1.000 mg/lít có thể dùng để giải khát thường xuyên, không giới hạn số lượng;  Những sản phẩm chứa hơn 1.000 mg DTS/lít có thể dùng để chữa một số bệnh, hoặc bổ sung chất khoáng cho người lao động nặng và vận động viên (vì họ mất một lượng muối khoáng lớn qua mồ hôi). Tuy nhiên, nước này sẽ nguy hiểm cho người bị bệnh thận, sỏi túi mật, ngay người bình thường cũng không nên uống quá 500 ml/ngày. 

Uống nước giếng khoan tinh lọc nhưng phải trả tiền với giá nước khoáng thiên nhiên !  

Người tiêu dùng có thể dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết loại nước khoáng thích hợp với mình?  

Nhiều loại nước khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có hàm lượng TDS trên 1.500 mg/lít (thậm chí 2.000-3.000 mg/lít), như một số loại nước của Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Đa Kai... Theo quyết định 1626, những loại nước khoáng có hàm lượng TDS dưới 500 mg/lít phải ghi trên nhãn bao bì là "hàm lượng khoáng thấp", trên 1.500 mg/lít thì ghi là "hàm lượng khoáng cao".

Tuy nhiên, người tiêu dùng khó mà biết được khoáng cao hay khoáng thấp thì có tác dụng như thế nào. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người dùng, phân biệt được nên uống nước nào, cơ quan chức năng cần đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng để phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh. Đối với các sản phẩm có hàm lượng một số chất khoáng hay tổng lượng chất khoáng cao, Bộ Y tế cần có quy định bắt buộc ghi trên nhãn các khuyến cáo, chỉ định, hướng dẫn sử dụng cụ thể. cần có định nghĩa rõ ràng thế nào là nguồn nước khoáng, nhằm tránh trường hợp lợi dụng sự thiếu tiêu chuẩn cụ thể về TDS để biến một nguồn nước ngầm bất kỳ thành nguồn nước khoáng.

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, pháp luật cần phải có các chế tài xử lý nghiêm khắc hơn với những nhà sản xuất nước đóng chai “bẩn”, vi phạm quy định về VSATTP, coi thường sức khoẻ của người dân. Các Sở Y tế cần cử người trực tiếp đi lấy mẫu thử để xét nghiệm (không để cơ sở tự lấy mẫu như trước đây). Với những hồ sơ không đạt, Sở sẽ không cấp giấy phép.

Tuy nhiên, trước hết, mỗi người dân cần phải biết cách tự bảo vệ mình. Tôi cho rằng ở Việt Nam hiện nay, đa số người dân đang uống nước giếng khoan tinh lọc đóng bình, nhưng phải trả tiền với giá nước khoáng thiên nhiên !.

PV:Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất sử dụng các loại bình lớn và có vòi nhựa mà có ý kiến cho rằng loại vòi này có thể gây tác hại cho sức khoẻ. Ý kiến của bà về vấn đề này thế nào ?

Các loại vòi nước nhựa hiện nay đang được sử dụng có bộ phận join chận nước được sản xuất bằng nhựa PVC hóa dẻo (bột nhựa PVC trộn dầu hóa dẻo DOP), trong khi đối với các loại vòi nước tương tự - được sản xuất ở nước ngoài - thì 2 loại join trên được sử dụng bằng nguyên liệu Silicon  hoặc cao su (poly Iso-prene).

Được biết bột nhựa PVC đã bị cấm sử dụng lâu nay trong ngành thực phẩm, nước uống. Các loại sản phẩm có bao bì trên hiện được đổi qua sử dụng loại bao bì làm bằng nhựa PET (là loại nhựa hiện nay đang dùng làm các loại chai đựng nước tinh khiết).


PVC hiện nay chỉ còn được sử dụng làm bao bì công nghiệp (như chai nước lau kính, chai dầu gội đầu, chai thuốc trừ sâu...) vì hóa chất làm dẻo này có liên quan đến bệnh ung thư và Gan. Theo như các nhà sản xuất cho biết: cùng một sản phẩm, giá thành khi sử dụng PVC hóa dẻo sẽ rẻ hơn 10 lần so với dùng cao su thực phẩm hoặc cao su y tế. Do vậy, vì lợi nhuận, PVC hóa dẻo vẫn tiếp tục được sử dụng tùy tiện trong ngành nước uống.
popup

Số lượng:

Tổng tiền: